Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Tha thứ (trích blog Mẹ Nấm)

Không ai có thể làm nhẹ lòng mình bằng chính bản thân mình, vì vậy, dù khó khăn, cũng hãy ráng mỉm cười để tập tha thứ (dù chỉ trong chốc lát).Tha thứ - không có nghĩa là quên những gì đã xảy ra.
Và không quên những gì đã xảy ra, không có nghĩa là không chấp nhận tha thứ.

Tha thứ - là hành động nên có của con người đứng trước sự hối lỗi và ân hận.
Có thể, có những người không cần người khác hối lỗi hay ân hận, mặc nhiên cũng đã thứ tha. Loại người này, mình nghĩ không nhiều, nếu có, thì hình như đã đắc đạo.

Tha thứ - với mình, là có cái nhìn bao dung hơn, và để lòng mình nhẹ hơn.
Thật ra thì giữ mãi trong lòng những chuyện khó tha thứ, nó sẽ khiến mình thấy cuộc đời chật hẹp và ngắn ngủi hơn. Vậy đâu có sự lựa chọn nào khác ngoài tha thứ, để làm nhẹ cuộc sống của chính mình.
Hay nói cách khác, không tha thứ thì làm gì được? Nói tha thứ là nói cho cao thượng vậy thôi.

Tha thứ - với mình, không có nghĩa là cho qua mọi chuyện gì dù sao chuyện cũng đã qua rồi.

Tha thứ không cần phải nói bằng lời, nhiều lúc chỉ cần bằng cử chỉ, hành động, đối phương cũng sẽ hiểu. Tuy nhiên, mình nghĩ rằng, mọi thứ khó mà trở lại nguyên vẹn như trước, ngay cả khi đã chấp nhận thứ tha.

Ghen và gét

Cái sự gen và gét luôn có sẵn trong mỗi người, nên người ta mới hay nói "tức máu", "lên cơn",... Mà có lẽ nó chỉ mang lại hậu quả xấu cho cuộc sống. Nên cái sự  gen và gét đã được đúc kết thành những thành ngữ dân gian

1.       Gét cay gét đắng Cay và đắng nhưng  vẫn phải cam chịu.
2.       Gét như đào đất đổ đi Hy vọng là đào được bao nhiêu đất  thì mức độ gét sẽ  giảm bấy nhiêu 
3.       Gét nhau gét cả đường đi lối về. Và gét tất cả mọi thứ liên quan đến "nó", gét cả những ai không gét "nó" như mình, ghét cả "họ hàng hang hốc nhà nó",...
4.       Không ưa thì dưa có dòi Thậm chí cao thành thấp, trắng thành đen,…
5.       Gen ăn tức ở "Nó" làm gì mà vớ được lắm như thế. Trời công bằng lắm, rồi cũng sẽ lấy đi hết cho mà xem
6.       Con gà tức nhau tiếng gáy Vì mình cũng là gà nên nhất định cũng phải  gáy to, cho dù với bất cứ giá nào.
7.       Trâu buộc gét trâu ăn Trâu buộc thì cũng có thức ăn nhưng không ăn nổi vì tức .
8.       Gét nhau cau sáu bổ ra làm mười Bổ thành mười thì cũng chưa phải là gét lắm. Mỗi miếng lại tiếp tục bổ ra làm mười...
9.       Xa thơm gần thối
10. Không ưa thì dưa có dòi

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Hà Tây cửa ngõ thủ đô

Thế là đã hơn một năm, Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội. Giờ đây cái tên Hà Tây dần dần rơi vào quên lãng. Không còn được biết đến với dấu ấn một thời "Hà Tây cửa ngõ thủ đô", "Hà Tây quê lụa"... Chẵng lẽ cái tên Hà Tây chỉ có thế thôi sao?
Vừa qua tuyến đường Láng - Hòa Lạc được hoàn thành, có thể coi đó là một trong các tuyến đường hiện đại nhất Hà Nội hiện nay. Khi khánh thành tuyến đường này người ta đặt tên cho nó là đại lộ Thăng Long. Thật tiếc là người ta không đặt tên cho nó là đại lộ Hà Tây. Cái tên Thăng Long thì đã đặt cho quá nhiều công trình lớn nhỏ rồi, đặc biệt là cầu Thăng Long trên đường đi sân bay Nội Bài,... nên dễ gây nhầm lẫn. Trong khi tuyến đường mới này nằm hầu như trên đất Hà Tây và cũng đã được khởi công từ khi Hà Tây chưa về Hà Nội. Đặt tên đại lộ đó là Hà Tây sẽ giữ lại được cho con cháu một cái tên của một vùng đất lịch sử. Thật là tiếc.  Có phải sự lãng quên đó minh chứng về thói vô cảm?