Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”

Đã không ít bài báo đã  nói về điều này. Nhưng hầu như mọi người chỉ muốn tin vào những nhà ngoại cảm, những "thầy", những "cô" xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhưng thể cơ thế thị trường "có cầu thì có cung". Từ các quan chức, các doanh nhân, cả những khà khoa học nữa... ai ai cũng mong được sự phù trợ của thế giới bên kia. 
VTV có đưa lên cảnh báo như thế nào đi nữa thì ở ViệtNam các nhà ngoại cảm, các "thầy", các "cô", các "cậu" vẫn có đất sống và phát triển.
Xem thêm tại đây

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Món ăn - Bài thuốc



Công dụng tuyệt vời của rau răm
Trong tủ sách nhà mình có nhiều sách về chế biến món ăn. Đọc cuốn sách "Món ăn – Bài thuốc" của Dược sĩ Bùi Kim Tùng thấy nhiều điều thú vị không ngờ. Các thực phẩm thường ngày, đặc biệt là rau cỏ, đều có những dược chất quý. Chỉ riêng miếng trầu các cụ ăn cũng đã là bài thuốc độc đáo khi phân tích dược lý qua sự kết hợp các thành phần như lá trầu, quả cau, vôi sống. Nhờ ăn trầu nên các cụ giữ được hàm răng tốt và bảo vệ được đường ruột không bị các bệnh ký sinh… Rất nhiều các món ăn dân gian từ canh rau đay, dưa chua, bí đỏ, chuối xanh,… thực sự là những công thức khoa học. Ý tưởng của Đông y đã đưa ra từ xa xưa là chữa bệnh bằng "thực trị" nghĩa là bằng cách ăn uống hợp lý. Một số cán bộ cao cấp của ta đã từng được sang tận Trung quốc để chữa các bệnh nan y và cho biết cơ thể đã hồi phục và khỏe mạnh, thoải mái kỳ lạ mà không dùng một loại thuốc nào. Ở bên đó, trong một môi trường trong lành, bệnh nhân được nghỉ ngơi, lao động, tự phục vụ mình, vui vẻ, tin tưởng và tự khỏi bệnh.
Tây y hiện đại đã kế thừa ý tưởng đó và từ lâu đã triển khai ngành khoa học dinh dưỡng với mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị. Ngành dinh dưỡng học của Y tế góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới "wellness" phong cách sống khỏe mạnh, sức khỏe và sắc đẹp.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã bảo trợ cho việc nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng, các sản phẩm đó được gọi là Nutripharma, nghĩa là thực phẩm thuốc, giống như món ăn bài thuốc của cha ông ta. Nhưng ở Việt nam thì các sản phẩm này được gọi là thực phẩm chức năng. Hiện nay trong nước có hàng trăm cơ sở sản xuất y dược trong nước đã kịp thời "đi trước đón đầu" đưa ra hàng ngàn loại "thực phẩm chức năng" để cạnh tranh với các dòng sản phẩm của mấy tập đoàn quốc tế. Và chỉ những ai may mắn tìm hiểu và nắm bắt được cơ hội với những sản phẩm chất lượng, an toàn cao để sớm "thực trị" cho mình thì mới tránh khỏi phải "xạ trị" hoặc "hóa trị" sau này. Như vậy, "thực trị" chính là tầm nhìn xuyên thời gian (từ xa xưa, là món ăn - bài thuốc đến tương lai là xu thế thực phẩm thuốc), và là tầm nhìn xuyên không gian (từ Châu Á với Đông y  đến châu Âu với công nghệ hiện đại Tây y...)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Mùa hè

Những ngày nắng nóng dữ dội xen lẫn những ngày mưa mát dịu. Em Mai không đến trường hàng ngày và lại mải miết học hè còn anh Hoàng thì vừa qua giờ phút chấm dứt tuổi học trò và đang đối mặt với các kỳ thi lớn để bước vào lối rẽ mới. Nhà chú Quyết vừa đi biển Hải Hòa, nhà bác Nhật đi Sapa, nhà Tuấn Hiền, Hùng Mai, Lan Quê đi Cửa lò. Còn nhà cô Ngà thì đang náo nhiệt vì có thành viên mới chào đời là cu Bo...

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Thực phẩm chức năng - sức khỏe và niềm tin


Những ấn tượng
Ấn tượng của nhiều người về thực phẩm chức năng (TPCN) là "gắn với bán hàng đa cấp, một hình thức bán hàng đã từng bị lợi dụng để lừa đảo" và "tác dụng cũng tốt nhưng không được như quảng cáo"; vân vân và vân vân...
Thực phẩm và sức khỏe
Dù là "Ăn để sống" hay "sống để ăn" thì ai cũng cần thực phẩm. Ai cũng muốn sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất độc hại, dễ hấp thụ. Nhưng sự thật không thể chối cãi là chúng ta đang sử dụng quá nhiều thực phẩm kém chất lượng, kể cả những thứ đắt tiền. Mặt khác cách chế biến, tập quán sử dụng thường làm giảm các chất vi dinh dưỡng, tăng độc hại trong thực phẩm.  Và như vậy dù hệ tiêu hóa có làm việc gấp nhiều lần thì cơ thể chúng ta vẫn ở trong tình trạng vừa thiếu các dưỡng chất vừa thừa các chất độc hại. Cộng với sự nhiễm bẩn của không khí, nguồn nước, sự căng thẳng thần kinh, các tế bào trong cơ thể chúng ta ngày càng "ốm yếu", không thể làm tốt chức năng của mìn. Tình trạng đó thường khó nhận biết đầy đủ, chính xác. Tình trạng đó kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, giảm hiệu quả làm việc và học tập, giảm  tuổi thọ,... Cuối cùng là bệnh viện thì năm sáu người một giường. Ngoài đường thì đầy hiệu thuốc, phòng khám. Làng quê nào cũng xuất hiện các thần y hương  khói suốt ngày đêm. Rồi những câu chuyện than phiền đầy lo lắng.
Niềm tin
Không chỉ lo lắng, cá nhân mỗi người còn chủ động tìm cách đối phó. Hàng ngày, ai cũng cố gắng hạn chế sử dụng thực phẩm chất lượng thấp. Tận dụng mọi điều kiện để tự trồng rau, nuôi gia cầm. Trong thành phố, tại những nơi có khoảng đất chưa sử dụng, tại những vỉa hè góc khuất, trên ban công, sân thượng đều có thể canh tác…  Ai cũng muốn yên tâm khi ăn uống.
Nhưng liệu có thể thực sự yên tâm rằng thực phẩm sử dụng là giàu dinh dưỡng, ít độc hại, dễ hấp thụ?. Ngay cả ở những nước phát triển cao, nơi có điều kiện tốt để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người thì câu trả lời cũng vẫn là một thách thức. Do đó vấn đề cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể con người sao cho kịp thời, đầy đủ, an  toàn càng được tập trung nghiên cứu. Và với những thành tựu khoa học và công nghệ cao, TPCN đã ra đời bắt đầu từ các nước như Mỹ, Pháp, Nga… Ngày nay ở các nước phát triển cao, TPCN đã được sử dụng bên cạnh thực phẩm thông thường.
TPCN chỉ gồm dưỡng chất có hoạt tính sinh học cao, được cơ thể hấp thụ hoàn toàn nên TPCN là sự bổ xung tuyệt với cho các thực phẩm thông thường. Từ các tế bào đến các bộ phận, các hệ thống trong cơ thể con người, tùy theo chức năng sẽ được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để luôn ở trạng thái hoạt động bình thường. Người ta đã tin như vậy và đã làm cho niềm tin đó thành hiện thực từ hàng chục năm trước. Một số TPCN với trình độ công nghệ cao còn tạo được cơ chế đào thải mạnh, làm cho các tế bào trở nên khỏe mạnh. Một người sử dụng TPCN và sức khỏe được cải thiện hoàn toàn đã gây sự chú ý cho mọi người xung quanh. Người đó tự nhiên trở thành người tư vấn và truyền niềm tin cho những người khác. Cứ như vậy những người đã sử dụng TPCN tạo thành một mạng lưới  nhiều cấp, niềm tin cứ thế lan tỏa nhanh chóng. Do đó, tuy vẫn còn những ấn tượng khác nhau về TPCN nhưng giá trị đích thực của TPCN chính là sức khỏe và niềm tin mà nó đã và đang mang đến cho mọi người.  

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Chỉ tại con gián

Sáng nay bố phải nhắn tin xin phép cô giáo chủ nhiệm để xin cho Hoàng nghỉ học 3 tiết đầu. Vậy là chỉ tại con gián mà Hoàng bị mất 3 tiết học.
Đêm qua trong khi học bài, thấy một con gián xuất hiện trong phòng, Hoàng đã lấy thuốc xịt gián để tiêu diệt nó vì nếu không diệt được nó và những con khác có trong phòng thì sẽ rất khó ngủ. Nhưng mùi thuốc làm mẹ tỉnh giấc và như mọi khi, mẹ gần như hoảng loạn với mùi thuốc diệt gián, mẹ yêu cầu Hoàng phải chuyển sang ngủ ở phòng khác... Tất nhiên là Hoàng phản đối vì đang định dọn phòng và chờ hết mùi sẽ đi ngủ. Lời qua tiếng lại hơn nửa giờ đồng hồ. Thế là sự căng thẳng cao độ đã diễn ra và sau đó bị mất ngủ, mệt mỏi. "...Căng thẳng và mệt mỏi còn độc hại hơn cả hít không khí có mùi thuốc diệt côn trùng...", Hoàng đã viết như vậy trên mẩu giấy ngoài cửa phòng để bố mẹ sáng sớm khi gọi cửa sẽ đọc và sẽ gọi điện xin cô giáo cho nghỉ 3 tiết đầu...  

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Tết Quý Tỵ 2013

Những ngày giáp tết
Ngoài đường phố, đâu đâu cũng thấy ngợp hoa và cây cảnh. Đào, quất, mai, lan.. từ khắp các vùng miền. Các quầy bán hàng tết cũng la liệt và rực rỡ sắc màu.  Chỗ nào cũng thấy như chợ quê ngày tết với lá dong xanh, gà trống mào đỏ, ngũ quả đủ màu,... Người xem, người mua hỏi nhau ríu rít. 
Trong mỗi nhà đều thấy sự chuẩn bị khẩn trương, từng giờ, từng phút. Ai nấy liên tục mua sắm đồ thờ cúng, lễ tết, kê dọn bày biện đồ đạc trong nhà... Lại phải rất tranh thủ để kịp đi "tết" được nhiều nơi. Đi tết ông bà, chú bác, họ hàng, đi tết các đối tác làm ăn, tết các "ân nhân",... Một công chức đứng tuổi nói "mấy ngày cuối năm chi mấy chục triệu tiền quà" và "chả thu về được đồng nào", tất nhiên mình nhìn thấy trong nhà anh ta có rất nhiều túi đựng rượu bia, bánh, kẹo,...

Những ngày tết
Cúng, lễ. Mua sắm, chuẩn bị mấy ngày liền, đến trưa ngày 30 là bắt đầu các thủ tục chính của tết. Đó là cúng 30, cúng giao thừa, cúng đầu năm,... Các mâm cỗ cúng, bài văn khấn, vàng mã,... đều được chuẩn bị theo kinh nghiệm truyền miệng và cả trên mạng xã hội nữa. Tất nhiên là các teen thì chỉ quan tâm đến tivi để xem Táo quân hoặc tranh thủ vào mạng...
Tụ họp, chúc mừng. Sau giờ giao thừa và sáng mồng một là thủ tục xông nhà và tụ họp chúc mừng anh em họ hàng.
Lễ chùa. Sau khi đã nói lời chúc và trao tiền mừng tuổi (tiền từ các bậc phụ huynh chuyển vào ngân quỹ các con), các đoàn  rồng rắn cùng nhau ra lễ các chùa gần nhất. Đến trưa rồi sang cả chiều nhiều đoàn vẫn còn tiếp tục đi các đền chùa.

Những ngày sau tết
Lễ hội.Hình như tất cả chỉ mong đến dịp này để đi các lễ hội và cầu xin tài lộc. Ngoài việc sửa sang, mở rộng những đền chùa, người ta tiếp tục xây mới nhiều khu tâm linh rất hoành tráng ở khắp nơi.  Và có lẽ ở đâu cũng là cảnh chen lấn, xô đẩy, nhếch nhác và hình như ai cũng say sưa triền miên.
Bạn bè, đồng nghiệp những ngày này cũng liên tục hội  hè. Hội hè ở nhà riêng, hội hè ở nhà hàng, quán xá,... mừng tuổi, chúc tụng rôm rả

Nhà mình
Cành đào nhỏ, bát  hoa xương rồng, 5 bánh chưng gói chung với các nhà, 3 chai rượu Hà Nội, 1 hộp rượu vang Đà Lạt, 1 con gà và tất nhiên có mâm ngũ quả. Trưa 30 cúng miếng thịt lợn. Đêm giao thừa cúng gà. Thế là tươm tất. Năm nay còn có cả cúng giao thừa ngoài ban công. Mua sắm hết trên dưới một triệu đồng. Được mọi người cho thêm gạo, bia, thịt, cá, rau,...
Sáng ngày 1 tết như mọi năm cả nhà vào chúc mừng bà nội và bác cả. Sau đó ghé qua chùa Mỗ Lao, rồi đi xe buyt ra Văn Miếu.
Ngày 2, cả 2 gia đình cùng lên xe khách ở Giáp Bát lúc 9 giờ sáng và 2 giờ chiều về đến ông bà Ngoại. Đến sáng ngày 5 lại từ Thọ Xuân trở ra. Thế là tươm tất. Những năm gần đây tết nào cũng về thăm ông bà ngoại của 2 con, thường là từ mùng 2 đến mùng 4. Có năm về từ 30 đến mùng 4, năm đó hai vợ chồng thay nhau lái trên đường HCM, vừa đi vừa nghỉ.
Năm nay công chức, học sinh nghỉ tết kéo dài đến tận ngày mùng 8 nên đường phố Hà Nội đến ngày mùng 5 vẫn khá yên tĩnh.