Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Nét chữ của cha tôi




Tôi lật từng trang vở cũ kỹ của cha tôi để lại. Tuy mải mê bươn chải kiếm sống nuôi con nhưng cha tôi vẫn cố ghi lại những kinh nghiệm quí báu của nghề nghiệp, ông viết cả bằng chữ nho cả chữ Việt. Những năm cuối đời,  ông cố gắng dành thời gian để dịch sách thuốc từ chữ nho sang chữ Việt. Hàng trăm trang viết, nét chữ gọn gàng, đều đặn, chứa đựng bao tâm huyết. Những bài thơ, bài phú diễn giải lý luận đông y học. Cách bắt mạch, đoán bệnh. Phân tích các bệnh, phân tích các vị thuốc,  bài thuốc…

Những năm mười ba, mười bốn tuổi, mỗi khi tôi nghỉ hè, cha tôi thường tranh thủ giảng giải cho tôi những kiến thức sơ lược về Đông y qua những bài thơ, bài phú mà ông tâm đắc nhất. Đến bây giờ tôi vẫn thuộc và có lần cao hứng đọc "cử tiên ngôn giả mạch phù…"  hoặc "ngoại cảm phong hàn, cửu vị thập thần bại độc; nội thương ẩm thực, ngũ quân, bình vị, bổ trung…" gây thú vị bất ngờ cho các thầy thuốc kỳ cựu.

Nhìn lại từng dòng, từng dòng cha tôi viết, tôi lại thấy hình ảnh ông đang ngồi viết ngoài sân những buổi chiều. Dáng người gầy gò, vầng trán rộng, tóc đen mấy sợi lưa thưa. Lúc này cha đã gần bảy mươi, sức đã yếu. Nét chữ ngày càng cứng và dễ gãy hơn so với trước. Ngồi viết mỏi tay, hoa mắt, nhưng ông vẫn cố viết hết trang này đến trang khác. Nhiều người đi ngang qua ngõ dừng lại nhìn ông hồi lâu rồi lặng lẽ đi, họ không muốn ngắt dòng suy tư của ông.   

Cha tôi đã chạy đua với thời gian như vậy. Và giờ đây trước mắt tôi là từng câu, từng chữ, từng nét  mà cha tôi đã đắm đuối viết trong những năm tháng cuối cùng. 
Chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết Nguyên Đán.  Cha tôi đi xa đã mấy chục năm rồi.


Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Một bài viết rất hay về cải cách giáo dục

Mấy suy nghĩ tản mạn về giáo dục

Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2014 7:09 AM

 GD làm cho mỗi trẻ em phát triển trở thành chính nó” (Hồ Ngọc Đại, 1978), đó là những triết lý GD rất cơ bản, có hiểu và hành đúng như vậy thì GD mới thực sự tôn trọng con người, phát huy giá trị mỗi con người. GD của ta thì làm ngược lại, nhằm đến sự “bình quân về nhân cách”, bắt tất cả theo một khuôn mẫu, em nào vượt ra khỏi khuôn mẫu đó là thuộc “diện cá biệt”, phải dùng các “biện pháp nghiệp vụ” để đưa vào khuôn phép! Tạo hóa đã sinh ra mỗi con người không ai giống ai là để làm nên sự khác biệt, phong phú, đa dạng của cuộc sống loài người. GD phải tôn trọng sự khác biệt, “làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có” của mỗi em, “trở thành chính nó” để nó tự do, tự tin, tự chủ sáng tạo ra những giá trị khác biệt cho xã hội, cho nhân loại. 

 ... Xem chi tiết tại đây

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”

Đã không ít bài báo đã  nói về điều này. Nhưng hầu như mọi người chỉ muốn tin vào những nhà ngoại cảm, những "thầy", những "cô" xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhưng thể cơ thế thị trường "có cầu thì có cung". Từ các quan chức, các doanh nhân, cả những khà khoa học nữa... ai ai cũng mong được sự phù trợ của thế giới bên kia. 
VTV có đưa lên cảnh báo như thế nào đi nữa thì ở ViệtNam các nhà ngoại cảm, các "thầy", các "cô", các "cậu" vẫn có đất sống và phát triển.
Xem thêm tại đây

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Món ăn - Bài thuốc



Công dụng tuyệt vời của rau răm
Trong tủ sách nhà mình có nhiều sách về chế biến món ăn. Đọc cuốn sách "Món ăn – Bài thuốc" của Dược sĩ Bùi Kim Tùng thấy nhiều điều thú vị không ngờ. Các thực phẩm thường ngày, đặc biệt là rau cỏ, đều có những dược chất quý. Chỉ riêng miếng trầu các cụ ăn cũng đã là bài thuốc độc đáo khi phân tích dược lý qua sự kết hợp các thành phần như lá trầu, quả cau, vôi sống. Nhờ ăn trầu nên các cụ giữ được hàm răng tốt và bảo vệ được đường ruột không bị các bệnh ký sinh… Rất nhiều các món ăn dân gian từ canh rau đay, dưa chua, bí đỏ, chuối xanh,… thực sự là những công thức khoa học. Ý tưởng của Đông y đã đưa ra từ xa xưa là chữa bệnh bằng "thực trị" nghĩa là bằng cách ăn uống hợp lý. Một số cán bộ cao cấp của ta đã từng được sang tận Trung quốc để chữa các bệnh nan y và cho biết cơ thể đã hồi phục và khỏe mạnh, thoải mái kỳ lạ mà không dùng một loại thuốc nào. Ở bên đó, trong một môi trường trong lành, bệnh nhân được nghỉ ngơi, lao động, tự phục vụ mình, vui vẻ, tin tưởng và tự khỏi bệnh.
Tây y hiện đại đã kế thừa ý tưởng đó và từ lâu đã triển khai ngành khoa học dinh dưỡng với mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị. Ngành dinh dưỡng học của Y tế góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới "wellness" phong cách sống khỏe mạnh, sức khỏe và sắc đẹp.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã bảo trợ cho việc nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng, các sản phẩm đó được gọi là Nutripharma, nghĩa là thực phẩm thuốc, giống như món ăn bài thuốc của cha ông ta. Nhưng ở Việt nam thì các sản phẩm này được gọi là thực phẩm chức năng. Hiện nay trong nước có hàng trăm cơ sở sản xuất y dược trong nước đã kịp thời "đi trước đón đầu" đưa ra hàng ngàn loại "thực phẩm chức năng" để cạnh tranh với các dòng sản phẩm của mấy tập đoàn quốc tế. Và chỉ những ai may mắn tìm hiểu và nắm bắt được cơ hội với những sản phẩm chất lượng, an toàn cao để sớm "thực trị" cho mình thì mới tránh khỏi phải "xạ trị" hoặc "hóa trị" sau này. Như vậy, "thực trị" chính là tầm nhìn xuyên thời gian (từ xa xưa, là món ăn - bài thuốc đến tương lai là xu thế thực phẩm thuốc), và là tầm nhìn xuyên không gian (từ Châu Á với Đông y  đến châu Âu với công nghệ hiện đại Tây y...)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Mùa hè

Những ngày nắng nóng dữ dội xen lẫn những ngày mưa mát dịu. Em Mai không đến trường hàng ngày và lại mải miết học hè còn anh Hoàng thì vừa qua giờ phút chấm dứt tuổi học trò và đang đối mặt với các kỳ thi lớn để bước vào lối rẽ mới. Nhà chú Quyết vừa đi biển Hải Hòa, nhà bác Nhật đi Sapa, nhà Tuấn Hiền, Hùng Mai, Lan Quê đi Cửa lò. Còn nhà cô Ngà thì đang náo nhiệt vì có thành viên mới chào đời là cu Bo...

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Thực phẩm chức năng - sức khỏe và niềm tin


Những ấn tượng
Ấn tượng của nhiều người về thực phẩm chức năng (TPCN) là "gắn với bán hàng đa cấp, một hình thức bán hàng đã từng bị lợi dụng để lừa đảo" và "tác dụng cũng tốt nhưng không được như quảng cáo"; vân vân và vân vân...
Thực phẩm và sức khỏe
Dù là "Ăn để sống" hay "sống để ăn" thì ai cũng cần thực phẩm. Ai cũng muốn sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất độc hại, dễ hấp thụ. Nhưng sự thật không thể chối cãi là chúng ta đang sử dụng quá nhiều thực phẩm kém chất lượng, kể cả những thứ đắt tiền. Mặt khác cách chế biến, tập quán sử dụng thường làm giảm các chất vi dinh dưỡng, tăng độc hại trong thực phẩm.  Và như vậy dù hệ tiêu hóa có làm việc gấp nhiều lần thì cơ thể chúng ta vẫn ở trong tình trạng vừa thiếu các dưỡng chất vừa thừa các chất độc hại. Cộng với sự nhiễm bẩn của không khí, nguồn nước, sự căng thẳng thần kinh, các tế bào trong cơ thể chúng ta ngày càng "ốm yếu", không thể làm tốt chức năng của mìn. Tình trạng đó thường khó nhận biết đầy đủ, chính xác. Tình trạng đó kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, giảm hiệu quả làm việc và học tập, giảm  tuổi thọ,... Cuối cùng là bệnh viện thì năm sáu người một giường. Ngoài đường thì đầy hiệu thuốc, phòng khám. Làng quê nào cũng xuất hiện các thần y hương  khói suốt ngày đêm. Rồi những câu chuyện than phiền đầy lo lắng.
Niềm tin
Không chỉ lo lắng, cá nhân mỗi người còn chủ động tìm cách đối phó. Hàng ngày, ai cũng cố gắng hạn chế sử dụng thực phẩm chất lượng thấp. Tận dụng mọi điều kiện để tự trồng rau, nuôi gia cầm. Trong thành phố, tại những nơi có khoảng đất chưa sử dụng, tại những vỉa hè góc khuất, trên ban công, sân thượng đều có thể canh tác…  Ai cũng muốn yên tâm khi ăn uống.
Nhưng liệu có thể thực sự yên tâm rằng thực phẩm sử dụng là giàu dinh dưỡng, ít độc hại, dễ hấp thụ?. Ngay cả ở những nước phát triển cao, nơi có điều kiện tốt để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người thì câu trả lời cũng vẫn là một thách thức. Do đó vấn đề cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể con người sao cho kịp thời, đầy đủ, an  toàn càng được tập trung nghiên cứu. Và với những thành tựu khoa học và công nghệ cao, TPCN đã ra đời bắt đầu từ các nước như Mỹ, Pháp, Nga… Ngày nay ở các nước phát triển cao, TPCN đã được sử dụng bên cạnh thực phẩm thông thường.
TPCN chỉ gồm dưỡng chất có hoạt tính sinh học cao, được cơ thể hấp thụ hoàn toàn nên TPCN là sự bổ xung tuyệt với cho các thực phẩm thông thường. Từ các tế bào đến các bộ phận, các hệ thống trong cơ thể con người, tùy theo chức năng sẽ được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để luôn ở trạng thái hoạt động bình thường. Người ta đã tin như vậy và đã làm cho niềm tin đó thành hiện thực từ hàng chục năm trước. Một số TPCN với trình độ công nghệ cao còn tạo được cơ chế đào thải mạnh, làm cho các tế bào trở nên khỏe mạnh. Một người sử dụng TPCN và sức khỏe được cải thiện hoàn toàn đã gây sự chú ý cho mọi người xung quanh. Người đó tự nhiên trở thành người tư vấn và truyền niềm tin cho những người khác. Cứ như vậy những người đã sử dụng TPCN tạo thành một mạng lưới  nhiều cấp, niềm tin cứ thế lan tỏa nhanh chóng. Do đó, tuy vẫn còn những ấn tượng khác nhau về TPCN nhưng giá trị đích thực của TPCN chính là sức khỏe và niềm tin mà nó đã và đang mang đến cho mọi người.