Trong tủ sách nhà mình có nhiều sách về chế biến món ăn. Đọc cuốn
sách "Món ăn – Bài thuốc" của Dược sĩ Bùi Kim Tùng thấy nhiều điều thú vị không ngờ. Các thực phẩm thường ngày, đặc biệt là rau cỏ, đều có những dược chất
quý. Chỉ riêng miếng trầu các cụ ăn cũng đã là bài thuốc độc đáo khi phân tích
dược lý qua sự kết hợp các thành phần như lá trầu, quả cau, vôi sống. Nhờ ăn trầu
nên các cụ giữ được hàm răng tốt và bảo vệ được đường ruột không bị các bệnh ký
sinh… Rất nhiều các món ăn dân gian từ canh rau đay, dưa chua, bí đỏ, chuối
xanh,… thực sự là những công thức khoa học. Ý tưởng của Đông y đã đưa ra từ xa
xưa là chữa bệnh bằng "thực trị" nghĩa là bằng cách ăn uống hợp lý. Một
số cán bộ cao cấp của ta đã từng được sang tận Trung quốc để chữa các bệnh nan y và
cho biết cơ thể đã hồi phục và khỏe mạnh, thoải mái kỳ lạ mà không dùng một loại thuốc
nào. Ở bên đó, trong một môi trường trong lành, bệnh nhân được nghỉ ngơi, lao động, tự phục
vụ mình, vui vẻ, tin tưởng và tự khỏi bệnh.
Tây y hiện đại đã kế thừa ý tưởng đó và từ lâu đã triển khai ngành khoa học dinh dưỡng với mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị. Ngành dinh dưỡng học của Y tế góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới "wellness" phong cách sống khỏe mạnh, sức khỏe và sắc đẹp.
Tây y hiện đại đã kế thừa ý tưởng đó và từ lâu đã triển khai ngành khoa học dinh dưỡng với mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị. Ngành dinh dưỡng học của Y tế góp phần tạo ra ngành công nghiệp mới "wellness" phong cách sống khỏe mạnh, sức khỏe và sắc đẹp.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã bảo trợ cho việc nghiên cứu
và đưa ra các sản phẩm dinh dưỡng, các sản phẩm đó được gọi là
Nutripharma, nghĩa là thực phẩm thuốc, giống như món ăn bài thuốc của cha ông
ta. Nhưng ở Việt nam thì các sản phẩm này được gọi là thực phẩm chức năng. Hiện nay trong nước có hàng
trăm cơ sở sản xuất y dược trong nước đã kịp thời "đi trước đón đầu"
đưa ra hàng ngàn loại "thực phẩm chức năng" để cạnh tranh với các
dòng sản phẩm của mấy tập đoàn quốc tế. Và chỉ những ai may mắn tìm hiểu và nắm
bắt được cơ hội với những sản phẩm chất lượng, an toàn cao để sớm "thực trị"
cho mình thì mới tránh khỏi phải "xạ trị" hoặc "hóa trị" sau
này. Như vậy, "thực trị" chính là tầm nhìn xuyên thời gian (từ xa xưa, là món ăn - bài thuốc đến tương lai là xu thế thực phẩm thuốc), và là tầm nhìn xuyên không gian (từ Châu Á với Đông y đến châu Âu với công nghệ hiện đại Tây y...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét