Niềm tin sinh ra cùng con người
Con người sinh ra, lớn lên, chết đi luôn song hành với niềm tin. Một cuộc sống đầy ắp niềm tin.
Khi còn nhỏ, mỗi lần bị bắt nạt, đe dọa ta thường chạy về với cha mẹ, vì ta tin tưởng được bênh vực, che chở.
Khi lớn lên, nhận thức được cái thiện, cái ác thì rất nhiều người tin rằng làm việc thiện sẽ nhận được những điều tốt vì “ở hiền gặp lành” mà. Người ta cho rằng sống phải “tu nhân tích đức”. Còn nếu làm việc ác thì con cháu sẽ gánh chịu hậu quả “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, thậm chí “chết không nhắm được mắt”.
Con người cũng luôn tin vào bản thân mình. Khi niềm tin đó đủ mạnh con người có thể vượt qua những điều kỳ diệu. Biết bao người bị bệnh hiểm nghèo trong tình trạng chỉ còn chờ chết nhưng niềm tin vào bản thân đã giúp họ luyện tập và kéo dài cuộc sống một cách kỳ diệu. Rất nhiều người tật nguyền từ bé nhưng đã tự tin, quyết tâm học hành và thành đạt tới mức kinh ngạc mà cũng chỉ số ít người bình thường có được.
Trong một công việc nhỏ nhất, mức độ tự tin của bản thân mình cũng ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành công việc đó. Khi ai đó thường ít tự tin vào bản thân mình, thì người ta thường nói người đó “mắc bệnh” tự ti. Còn nếu tự cho mình là người bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc đời thì ta cố suy ngẫm và sẽ nhớ lại được những lúc thiếu tự tin đáng tiếc đã xảy ra.
Con người cũng tin vào đồng loại. Nghĩa là tin rằng người khác cũng có niềm tin giống mình. Cho nên mới có “hợp tác”, “nhờ cậy”, “kết bạn”, “kết hôn”, ...giữa những con người. Ta thường bắt đầu tin vào ai đó thông qua các dấu hiệu như lời nói, cử chỉ. Niềm tin này khi bị suy giảm thì dễ thành “nghi ngờ”, “đa nghi”. Đối với số đông người Việt thì người ngoài không đáng tin bằng “ruột thịt” vì người ngoài là “khác máu tanh lòng”, chỉ có ít người coi trọng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Tín ngưỡng là tổng hợp các niềm tin của con người. Tín ngưỡng khiến ta từ bỏ tất cả, “xã thân cầu đạo, xả phú cầu bần”, thậm chí “tử vì đạo”.
Niềm tin thật tốt lành, nhưng niềm tin cũng thật dễ lợi dụng cho những mục đích đa dạng. Niềm tin do ngộ nhận càng dễ bị lợi dụng.
Những kẻ lừa đảo thực ra đã dùng lời nói, dùng danh nghĩa gì đó lợi dụng, chi phối niềm tin của ta, dễ dàng đưa ta vào con đường họ vạch sẵn, bất chấp những kẻ đó với ta có quan hệ gì đi nữa. Có kẻ còn có “pháp thuật cao siêu” nên chi phối được niềm tin hàng ngàn hàng vạn người để họ bán nhà cửa nộp tiền lại rồi tiếp tục đi khất thực để “cầu đạo”...
Cuối cùng con người ai cũng ra đi, cũng có thể ra đi với đầy ắp niềm tin. Nhưng cũng có thể ai đó ra đi trống rỗng, không còn chút niềm tin nào.
Con người sinh ra, lớn lên, chết đi luôn song hành với niềm tin. Một cuộc sống đầy ắp niềm tin.
Khi còn nhỏ, mỗi lần bị bắt nạt, đe dọa ta thường chạy về với cha mẹ, vì ta tin tưởng được bênh vực, che chở.
Khi lớn lên, nhận thức được cái thiện, cái ác thì rất nhiều người tin rằng làm việc thiện sẽ nhận được những điều tốt vì “ở hiền gặp lành” mà. Người ta cho rằng sống phải “tu nhân tích đức”. Còn nếu làm việc ác thì con cháu sẽ gánh chịu hậu quả “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, thậm chí “chết không nhắm được mắt”.
Con người cũng luôn tin vào bản thân mình. Khi niềm tin đó đủ mạnh con người có thể vượt qua những điều kỳ diệu. Biết bao người bị bệnh hiểm nghèo trong tình trạng chỉ còn chờ chết nhưng niềm tin vào bản thân đã giúp họ luyện tập và kéo dài cuộc sống một cách kỳ diệu. Rất nhiều người tật nguyền từ bé nhưng đã tự tin, quyết tâm học hành và thành đạt tới mức kinh ngạc mà cũng chỉ số ít người bình thường có được.
Trong một công việc nhỏ nhất, mức độ tự tin của bản thân mình cũng ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành công việc đó. Khi ai đó thường ít tự tin vào bản thân mình, thì người ta thường nói người đó “mắc bệnh” tự ti. Còn nếu tự cho mình là người bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc đời thì ta cố suy ngẫm và sẽ nhớ lại được những lúc thiếu tự tin đáng tiếc đã xảy ra.
Con người cũng tin vào đồng loại. Nghĩa là tin rằng người khác cũng có niềm tin giống mình. Cho nên mới có “hợp tác”, “nhờ cậy”, “kết bạn”, “kết hôn”, ...giữa những con người. Ta thường bắt đầu tin vào ai đó thông qua các dấu hiệu như lời nói, cử chỉ. Niềm tin này khi bị suy giảm thì dễ thành “nghi ngờ”, “đa nghi”. Đối với số đông người Việt thì người ngoài không đáng tin bằng “ruột thịt” vì người ngoài là “khác máu tanh lòng”, chỉ có ít người coi trọng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Tín ngưỡng là tổng hợp các niềm tin của con người. Tín ngưỡng khiến ta từ bỏ tất cả, “xã thân cầu đạo, xả phú cầu bần”, thậm chí “tử vì đạo”.
Niềm tin thật tốt lành, nhưng niềm tin cũng thật dễ lợi dụng cho những mục đích đa dạng. Niềm tin do ngộ nhận càng dễ bị lợi dụng.
Những kẻ lừa đảo thực ra đã dùng lời nói, dùng danh nghĩa gì đó lợi dụng, chi phối niềm tin của ta, dễ dàng đưa ta vào con đường họ vạch sẵn, bất chấp những kẻ đó với ta có quan hệ gì đi nữa. Có kẻ còn có “pháp thuật cao siêu” nên chi phối được niềm tin hàng ngàn hàng vạn người để họ bán nhà cửa nộp tiền lại rồi tiếp tục đi khất thực để “cầu đạo”...
Cuối cùng con người ai cũng ra đi, cũng có thể ra đi với đầy ắp niềm tin. Nhưng cũng có thể ai đó ra đi trống rỗng, không còn chút niềm tin nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét