Cuộc đời ông từ năm lên tám tuổi là chuỗi ngày mưu sinh mải miết, làm gì có thời gian tìm hiểu về thơ văn. Từ làng Bái Hạ đồng chiêm nghèo khó, ông bỏ nhà đi lang thang theo đám trẻ kiếm sống trên vỉa hè, đường phố Hà Nội. Sau nhiều năm như vậy, có lẽ vào khoảng năm 1930, ông xin được vào làm phụ bếp cho nhà hàng người Hoa, rồi lại làm phụ bán thuốc Bắc,... ông tự học chữ nho và có thể viết được văn tự, đọc sách thuốc và chú tâm học nghề thầy thuốc,...
Tuy chỉ với vốn chữ nho và chữ quốc ngữ ít ỏi tự học được nhưng ông cũng kịp đọc và biết chút ít về thơ phú.
Khi tuổi cao, định cư hẳn ở Nga Sơn, ông thường hay ngâm thơ và nói về các nhà thơ, nhà nho với những lời ngưỡng mộ.
Một số nhà thơ thường được ông nhắc đến: Bà Huyện Thanh Quan (bài Qua đèo ngang), Hồ Xuân Hương (nhiều bài), Nguyễn Bính (bài Cô lái đò,...)
...
Ông cũng hay ngâm Kiều, hay hát vài câu ca trù (bài "hồng hồng tuyết tuyết..." mà mãi đến khi ngoài 40 tuổi mình mới biết đó là ca trù). Khi đã gần bảy mươi ông thường dịch các bài thơ, phú trong các quyển sách thuốc (chữ nôm) ra chữ quốc ngữ. Cuốn gia phả họ Trần Xuân được ông dịch ra chữ quốc ngữ. Mấy câu đối chữ nho trên tường nhà được ông viết vào khoảng năm 1973.
Ông thích gặp gỡ các trí thức cũ trong vùng, nhiều lần ông mời bạn về nhà uống rượu, đàm đạo về thơ phú. Ông cũng đã đến chơi nhà ông Tú Loan ở thôn Xa Loan (Nga Thắng, Nga sơn), ông Tú Loan chính là nhà thơ Hữu Loan với bài thơ "Màu tím hoa sim" nổi tiếng và được xếp trong 100 bài thơ Việt hay nhất mọi thời đại. Vì dính vào vụ Nhân văn giai phẩm nên ông Tú Loan trở về quê lấy vợ, sinh con, lên núi đục đá bán kiếm sống và không muốn giao tiếp với ai.
Mấy bài thơ và câu đối ông nội thường đọc vào dịp tết
1.
Xuân khứ, xuân lai, xuân bất lão
Thấy xuân về náo nức mừng xuân
Khắp mọi nơi già trẻ xa gần
Ai cũng muốn đến ngày xuân mừng tuổi mới
Ngõ ngoài cửa hiền nhân đi lại
Màu tử hồng phảng phất cũng vui thay
Rượu Hoàng Hoa rót chén chào mời
Thơ Bạch Tuyết ngâm cho phỉ chí...
2.
Rượu ngon ngọt miệng nốc mãi vào
Lẩng cẩng ra về ngã xuống ao
May vớ cù tre gò bíu lại
Không thì đổ số tại thiên tào
Xuân khứ, xuân lai, xuân bất lão
Thấy xuân về náo nức mừng xuân
Khắp mọi nơi già trẻ xa gần
Ai cũng muốn đến ngày xuân mừng tuổi mới
Ngõ ngoài cửa hiền nhân đi lại
Màu tử hồng phảng phất cũng vui thay
Rượu Hoàng Hoa rót chén chào mời
Thơ Bạch Tuyết ngâm cho phỉ chí...
2.
Rượu ngon ngọt miệng nốc mãi vào
Lẩng cẩng ra về ngã xuống ao
May vớ cù tre gò bíu lại
Không thì đổ số tại thiên tào
3. Câu đối
Chưởng thượng kinh luân đa thọ thế
Đường trung khang thái lạc hồi xuân.
Ông
nội cũng có làm một số bài thơ, chủ yếu vào dịp các con cái thi đỗ vào
đại học, ví dụ bài "công thành danh toại"), rất tiếc những bài này đã
bị thất lạc.Đường trung khang thái lạc hồi xuân.
Bài sau đây có lẽ nói về một phụ nữ ở làng bên
Tài sắc cho nên mới dở dom
Dở dom nên mới lắm kẻ dòm
Kẻ dòm nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên mới phải nhòm.
Dở dom nên mới lắm kẻ dòm
Kẻ dòm nhưng vẫn còn chưa dám
Chưa dám cho nên mới phải nhòm.
Đấy, thơ ca đối với ông nội chỉ có thế thôi. Chỉ để cuộc sống mưu sinh của người lao động bớt nặng nề.