Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói:
“Thế giới này có quá nhiều thứ xấu xa
đã xảy ra chỉ vì chúng ta luôn phân biệt “chúng nó” và “chúng ta”. Phân biệt
giữa chủng tộc này với chủng tộc khác, dân tộc này với dân tộc khác, thậm chí
gia đình này với gia đình khác, người này với người khác..".
Quả
thật, "gia đình yên ấm" luôn là điều mong ước của mọi người, vậy mà điều
đó dường như không dễ dàng. Nhiều người tự hỏi, tại sao mình đã cố hết
sức, và cũng đã làm được nhiều điều tốt (như làm ra được nhiều tiền,
chăm lo hết thảy cho con cái,...), nhưng cuộc sống gia đình lại chẳng
mấy khi được yên ấm?
Một trong những chuyện khá phổ biến trong các
gia đình chính là sự phân biệt "nên nội" và "bên ngoại", "bên trọng -
bên khinh". Điều này có ở phụ nữ nhiều hơn và nhất là những người sinh
ra trước thời kỳ "mở cửa" đầy khó khăn. Thực tế tất nhiên không bao giờ cả bên nội
bên ngoại đều ngang nhau về mọi mặt, kể cả những khi tưởng như hai bên
"môn đăng, hộ đối". Đã là "bên khinh" thì luôn có những khiếm khuyết. Và
đôi khi có những khiếm khuyết của "bên khinh" mà "đến chết cũng không
bỏ qua được"... Chính vì nuôi dưỡng những ấm ức trong người nên lúc nào
ta cũng có thể "gây chuyện". Lời nói cay độc giống như độc tố trong
không khí bị nhiễm thì dễ lây nhiễm vào người mà thường xuyên hít thở
không khí đó, có thể gây những hậu quả đau lòng như các vụ việc mà ta
vẫn thấy trên mặt báo hàng ngày...
Làm thế nào để loại bỏ được
sự phân biệt đã ngấm sâu, nguồn gốc những ý nghĩ độc hại - nguồn cơn của
những lời nói cay cú,... để không khí gia đình luôn được trong lành yên
ấm ?